Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi.

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh một tháng tuổi vô cùng non nớt nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, nhất là với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ.

Cho bé bú hoàn toàn và đúng cách

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cần nhất cho bé. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của bé còn vô cùng non nớt, nên bạn cần đảm bảo cho bé được bú mẹ hoàn toàn, trừ trường hợp mẹ bị ốm, bắt buộc phải dùng thuốc.

Với những mẹ sinh con lần đầu thì không phải ai cũng biết cho con bú đúng cách cho bú đúng cách, bé sẽ bú được nhiều mà mẹ không bị nứt cổ gà. Khi trẻ có biểu hiện đói, bạn hãy dùng đầu ti chạm vào môi trẻ, chờ đến khi bé há rộng miệng rồi mới đưa đầu ti vào, để miệng của bé ngậm sâu vào quần vú, lưỡi đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới. Khi đã vào khớp như vậy, trẻ sẽ bú rất dễ dàng. Nếu bạn chỉ để bé ngậm đầu ti thì bé sẽ mút được rất ít sữa và gây đau rát đầu ti, nứt cổ gà. Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần rửa đầu ti thường xuyên bằng nước ấm nhé.

Bế ẵm bé đúng cách

Trẻ sơ sinh hệ cơ xương còn mềm yếu nên việc bế con đúng cách rất quan trọng. Khi bế bé, mẹ hãy ôm sát con vào lòng, cánh tay đỡ đầu, lưng và phần mông bé. Khi bế, mẹ nên vuốt ve, trò chuyện cùng con, hát cho con nghe để kích thích hoạt động của não bộ và các giác quan.

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi.

Nếu đặt bé nằm, mẹ nên đặt con trên đệm phẳng và không quá mềm, không nằm gối cao (trẻ sơ sinh thậm chí không cần gối đầu). Nếu trẻ ngủ, mẹ nên quấn tả cẩn thận để con được ngủ yên giấc, tránh bị giật mình. Tã mẹ được quấn cẩn thận sẽ giống như tử cung ôm ấp bé.

Với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không được bế xốc con, rung lắc, đưa nôi quá mạnh, đột ngột. Các động tác này có thể gây dập não của trẻ.

Vệ sinh vùng rốn đúng cách

Với trẻ sơ sinh, vùng rốn rất quan trọng. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm với sức khỏe của bé. Nên trước khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần lưu ý phải rửa tay bằng xà phòng thật kĩ, lau khô hoặc có thể sát trùng tay bằng cồn 90 độ. Sau đó, mẹ tháo băng rốn, kiểm tra xem có bất thường không (mùi lạ, chảy mủ, chảy máu…). Mẹ dùng bông băng y tế nhúng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý lau sạch vùng rốn rồi thấm khô bằng bông sạch. Dùng cồn 70 độ để sát trùng quanh rốn, sau đó để hở hoặc băng rốn bằng gạc mỏng. Vùng rốn rất nhạy cảm, mẹ tuyệt đối không được băng chặt quá hoặc quấn tã vùng rốn, tránh bị viêm nhiễm.

Dành thời gian chơi cùng bé

Trẻ sơ sinh bắt đầu có những cảm nhận về cuộc sống xung quanh và mẹ là người đầu tiên, là người thân thiết nhất với bé. Mẹ nên thường xuyên nói chuyện, hát cho bé nghe để gắn kết tình mẫu tử và kích thích sự hoạt động của não bộ, của các giác quan. Mẹ cũng nên động viên khuyến khích những thành viên trong gia đình trò chuyện cùng bé, nhất là bố, anh chị em. Tất nhiên, mẹ cần nhắc mọi người không nên ồn ào, nói quá to, gây ảnh hưởng đến bé.

Nguồn hình ảnh: Internet.